Tôi nhớ vào khoảng năm 2018, cả mạng xã hội đã rầm rộ về câu chuyện Heekaa, Hefkcha, Royaltea và Heytea xem hãng nào mới là trà sữa “xịn” để rồi thấy rối cả đầu khi nghe lời giải thích chỉ là do nhượng quyền thương hiệu chứ uống hãng nào cũng được.
Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ những thông tin khái quát nhất của hình thức này.
Mục lục
Nguồn gốc của nhượng quyền thương hiệu
Thông thường khi nói về khởi đầu của nhượng quyền, mọi người sẽ nghĩ ngay đến McDonald’s hay KFC, nhưng nhượng quyền có nguồn gốc lâu đời hơn là những gã khổng lồ đồ ăn nhanh.
Khái niệm nhượng quyền thương hiệu hiện đại được tin rằng bắt nguồn từ những năm 1850 bởi Isaac Singer. Singer muốn phân phối máy may của mình ra bên ngoài khu vực cửa hàng của mình, nhưng anh cũng muốn hướng dẫn khách hàng sử dụng chúng đúng cách.
Isaac Singer và hình thức nhượng quyền máy may của mình
Vì không thể ở nhiều nơi cùng một lúc, Singer đã bắt đầu bán giấy phép cho một số doanh nhân được chọn ở các vùng khác nhau của đất nước. Chiến thuật kinh doanh này được chứng minh là tiền thân của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu hiện nay.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?Nhượng quyền thương hiệu (Franchise/ Franchising) được hiểu là việc cho phép một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được quyền kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp linh doanh gồm: Thương hiệu, công nghệ, cách quản lý của bên nhượng quyền tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định với khoản phí hay, phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận.
Đơn giản, nhượng quyền là quyền hoặc giấy phép được cấp bởi một công ty (bên nhượng quyền) cho một cá nhân hoặc nhóm (bên nhận quyền) để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong một lãnh thổ hoặc khu vực cụ thể.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức có thể giúp mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp nhất. Chi phí để mở một cửa hàng mới hoàn toàn là rất lớn, do đó nhiều nhà đầu tư quyết định lựa chọn hình thức Chuyển nhượng thương hiệu để được giảm bớt chi phí cho việc đầu tư kinh doanh.
Nhượng quyền hoạt động như thế nào?
Trong thiết lập kinh doanh nhượng quyền, bên nhận có quyền truy cập vào hệ thống kinh doanh, bí quyết và kinh nghiệm của bên nhượng quyền để đổi lấy tiền đầu tư và nguồn nhân công. Bằng cách này, các bên nhận quyền có thể rút ngắn lộ trình kinh doanh của mình, giảm thiểu đáng kể thời gian và tiền bạc cũng như việc phát triển ý tưởng kinh doanh.
Nhượng quyền thương hiệu hoạt động như thế nào?
Mặt khác, bằng cách cấp phép cho hệ thống kinh doanh của mình và cam kết hỗ trợ cho các bên nhận quyền, bên nhượng quyền có cơ hội mở rộng sang các lĩnh vực khác mà họ đang gặp khó khăn về vốn và nhân lực.
Để thành công với tư cách là chủ sở hữu nhượng quyền thương hiệu, bạn phải có khả năng vận hành doanh nghiệp theo các hướng dẫn được cung cấp. Nếu việc tuân theo một kế hoạch kinh doanh đã được sắp xếp trước không phù hợp với bạn, thì doanh nghiệp nhượng quyền có thể không dành cho bạn.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Hai hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến nhất là hình thức phân phối sản phẩm và hình thức kinh doanh.
Trong nhượng quyền phân phối sản phẩm, bên nhận quyền bán hoặc phân phối sản phẩm của bên nhượng quyền thông qua mối quan hệ nhà cung cấp – đại lý. Bên nhượng quyền cấp phép nhãn hiệu và logo của mình cho các bên nhận quyền nhưng thường không cung cấp toàn bộ hệ thống để vận hành công việc kinh doanh. Đại lý là một hình thức đặc trưng của nhượng quyền phân phối sản phẩm. Các ngành thường áp dụng loại hình nhượng quyền này là: dịch vụ ô tô, phân phối nước giải khát, đại lý thiết bị và trạm xăng.
Trong nhượng quyền mô hình kinh doanh, bên nhượng quyền cấp phép cho bên nhận quyền thương hiệu của họ với cách thức kinh doanh được thỏa thuận. Bên nhận quyền, sau khi ký thỏa thuận, được cấp quyền truy cập không chỉ vào hệ thống sản phẩm và / hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền mà còn cả (các) nhãn hiệu của họ và phương pháp kinh doanh hoàn chỉnh, bao gồm các hạng mục như đào tạo, hệ thống máy tính, kế hoạch tiếp thị, hướng dẫn vận hành, v.v. Hình thức này đặc biệt phổ biến với ngành FnB nói chung.
Mặc dù đúng là các doanh nghiệp nhượng quyền phổ biến nhất như McDonald’s và KFC đã phát triển vượt bậc với hàng nghìn đơn vị ở nhiều quốc gia, phần lớn các doanh nghiệp nhượng quyền thực sự là doanh nghiệp nhỏ. Hầu hết các hệ thống nhượng quyền có tổng số ít hơn 100 đơn vị.
Trường hợp của Heekaa, Hefkcha, Royaltea và Heytea tôi vừa đề cập ở trên cũng chính là 1 ví dụ điển hình của nhượng quyền mô hình kinh doanh. Thực chất, trước đây HEEKCAA chỉ là tên gọi của một chi nhánh của thương hiệu trà Royaltea ở Quảng Đông, nhưng sau khi thương hiệu Royaltea đổi tên thành HEYTEA thì không còn tên gọi HEEKCAA hay Royaltea ở Trung Quốc nữa, chỉ còn tồn tại duy nhất tên gọi HEYTEA mà thôi!
Lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu
Khi tìm thấy cơ hội nhượng quyền hấp dẫn, bạn có thể muốn cân nhắc một số điểm đánh giá sau đây:
- Thương hiệu này có mạnh không?
- (Các) doanh nghiệp được nhượng quyền đã hoạt động được bao lâu? Có bao nhiêu đơn vị nhượng quyền?
- Nếu đó là nhượng quyền của 1 thương hiệu mới gần đây, liệu đó có phải là trend nhất thời và có thể nhanh chóng biến mất?
- Bên nhượng quyền cung cấp loại hỗ trợ nào (quản lý, kỹ thuật, v.v.)? Có chi phí bổ sung không?
- Mức độ cạnh tranh như thế nào? Giá của sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ ra sao?
- Nguồn nguyên liệu sản xuất sau này có được đảm bảo không, (nếu được cung cấp trong thỏa thuận)?
Để đánh giá sâu hơn về thương hiệu nhượng quyền, hãy yêu cầu FDD (tài liệu tiết lộ nhượng quyền). FDD là một tài liệu phác thảo toàn diện lịch sử của doanh nghiệp, tất cả các bên nhận quyền trong một hệ thống, tỷ lệ doanh thu, thời hạn chấm dứt, phí, quy tắc, hạn chế và nhiều khía cạnh của nhượng quyền thương hiệu đó.
_______________________
𝑫𝒆𝒍𝒊𝒄𝒂𝒕𝒆𝑫𝒆𝒄𝒐𝒓- 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒕𝒉𝒊𝒆̂́𝒕 𝒌𝒆̂́ 𝒏𝒈𝒂̀𝒏𝒉 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒗𝒖̣
Tel: 0918 696 698
Add: 31 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Email: delicatedecor@gmail.com
Website: https://delicate.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/delicate.vn
_______________________
Nguồn ảnh: Sưu tầm